Các bài viết khác

5 BƯỚC ĐỂ XÂY DỰNG LẠI MỐI QUAN HỆ VỚI TIỀN BẠC

Khi nghĩ đến mối quan hệ với tiền, bạn cảm thấy thế nào? Việc bạn có nhiều cảm xúc phức tạp lẫn lộn. Sự thoải mái vui vẻ đối với tiền bạc đều có ảnh hưởng đến các khía cạnh cuộc sống. 

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng xác định những vấn đề ngăn cản bạn có một tình hình tài chính sáng sủa. Chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu lý do vì sao mối quan hệ với tiền lại quan trọng. Những gì bạn có thể làm để cải thiện. Nếu đúng là tiền là thứ làm thế giới quay. Bạn muốn chắc chắn rằng mình có mối quan hệ tốt đẹp với tiền. 

Mối quan hệ với tiền có nghĩa là gì?

Là những niềm tin, cảm xúc và sự kết nối của bạn với khái niệm đủ đầy (hoặc thiếu thốn). Bạn càng vô tư, biết ơn, vững vàng, hào phóng và bình tĩnh về vấn đề tài chính. Mối quan hệ của bạn với tiền càng tốt đẹp.

Cũng giống như mối quan hệ với bạn thân hay bạn đời, cha mẹ, bạn có một mối quan hệ với tiền. Vì thế, hãy đối xử tử tế. Dù có thể bạn không đưa tiền đi hẹn hò cà phê, bạn cần tiền để làm thế với ai đó. 

Dù chủ đề này có thể làm ai đó thấy khổ sở, căng thẳng và khó xử. Chúng ta không thể phủ nhận rằng tiền, hay mối quan hệ của chúng ta với nó ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta. Dù có thật nhiều tiền không đảm bảo cho sự hạnh phúc lâu bền. Nhưng nếu không có mối quan hệ tốt hay không quan tâm đến tiền. Cuộc sống đảm bảo sẽ gặp vấn đề. 

Mối quan hệ với tiền bạc đến từ đâu?

Khả năng là nó được truyền lại từ gia đình. Nếu bạn lớn lên trong một gia đình luôn gặp khó khăn tài chín. Một cách tự nhiên là bạn cũng có tư duy này, tư duy của sự túng thiếu. Những tiền tin tiêu cực về tiền là:

  • “Người giàu ích kỷ.”
  • “Tiền không mọc trên cây.”
  • “Tiền là thứ bẩn thỉu.”
  • “Đừng bao giờ hỏi mượn tiền người khác.”
  • “Không bao giờ có đủ tiền.”
  • “Rẻ hơn thì tốt hơn.”

Đây là những thủ phạm đằng sau mối quan hệ tệ với tiền. Và nếu bạn có mối quan hệ không tốt. Bạn thường có xu hướng rơi vào những hành vi cực đoan như tiết kiệm quá đáng hoặc vung tiền. 

Ngược lại, nếu bạn có một gia đình khá giả, với những niềm tin tích cực như:

  • “Sẽ luôn có đủ tiền.”
  • “Chúng ta luôn có nhiều để chia sẻ.”
  • “Sự thịnh vượng luôn đến với chúng ta dễ dàng.”
  • “Là người giàu có không có nghĩa là người xấu.”
  • “Chúng ta luôn có mọi thứ mình cần.”
  • “Kiếm tiền thật là vui!”

Những niềm tin này có thể giúp bạn có một mối quan hệ hài hòa với tiền bạc. Hành vi của bạn cũng sẽ phản ánh điều đó. Nhiều khả năng là bạn sẽ chi tiêu và tiết kiệm hợp lý, đối xử tốt với mình và chia sẻ với người khác. Và nhìn nhận tiền nói chung là một thứ tốt đẹp. 

Dù thuộc nhóm nào, không bao giờ là quá muộn để thay đổi mối quan hệ với tiền. Bạn sẽ thu hút nhiều tiền hơn đến với mình. 

Tại sao mối quan hệ với tiền quan trọng

Mối quan hệ với tiền quyết định chất lượng cuộc sống trong hiện tại và tương lai. Những người cảm thấy lo lắng vào những khoảng thời gian không thuận lợi cuối cùng rơi vào chế độ căng thẳng và lo lắng để sinh tồn. Họ cảm thấy cực kỳ không thoải mái khi phải mở ví ra. Họ tin rằng mình không có đủ. Họ thường có những mối quan hệ trắc trở vì cảm thấy khó để chia sẻ. Trong một số tình huống xấu nhất, họ trở nên ám ảnh với việc tích trữ hay thậm chí là ăn cắp. 

Mối quan hệ không tốt với tiền ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe nói chung trong cả hiện tại và tương lai. Những niềm tin về tiền có thể ngăn chặn sự dồi dào thịnh vượng đến với bạn. Hãy nghĩ về việc này. Nếu bạn tin rằng mình luôn có những khó khăn tài chính. Bạn có đủ tỉnh táo để nhận ra những cơ hội quý giá khi nó xuất hiện? Có lẽ là không. Bạn sẽ tập trung hết vào vấn đề mình không có tiền. 

Mặt khác, nếu bạn thể hiện lòng biết ơn và tinh thần biết đủ. Bạn sẽ sống hết mình và sẵn sàng chia sẻ với người khác. Với một niềm tin tích cực, bạn có xu hướng thu hút sự đủ đầy và thịnh vượng đến với mình. Vì bạn luôn tin rằng nó sẽ đến. Đó là luật hấp dẫn. 

Cải thiện mối quan hệ với tiền 

Nếu bạn muốn có mối quan hệ lành mạnh và hạnh phúc với tiền, Honda nói rằng bạn phải vượt qua rào cản với tiền. Rào cản với tiền ý nói đến những niềm tin tiêu cực và những hành vi liên quan đến tiền. 

Ken Honda và Wahei Takeda đều là những chuyên gia và rất thành công trong lĩnh vực này, họ cống hiến cuộc đời mình để giúp mọi người có được tự do tài chính. Dưới đây là những kế hoạch hành động từng bước để giúp củng cố lại mối quan hệ với tiền bạc. 

Bước 1: Loại bỏ tiền bất hạnh

Bản thân tiền là một thứ trung lập. Trái với niềm tin thường gặp, tiền không phải là thiên thần hay ác quỷ. Nó có thể được sử dụng với mục đích tốt hoặc xấu, tùy thuộc vào lựa chọn của mỗi người.

Như đã nói, chúng ta không chọn để có những niềm tin tiêu cực về tiền. Khi còn nhỏ, chúng ta là tờ giấy trắng, đầu óc giống tấm bọt biển hút mọi thứ. Nên nếu bạn có niềm tin tiêu cực về tiền như căng thẳng, khó chịu, xấu hổ thì đó không phải là lỗi của bạn. Tuy nhiên, chúng ta không cần tiếp tục mang theo những gánh nặng này.

Các bước thực hiện:

  1. Ngồi xuống một nơi yên tĩnh, hít vài hơi thở sâu và nhắm mắt lại. Chuẩn bị để dùng trí tưởng tượng. Khi bạn đã ở trong trạng thái bình thản, hình dung tiền đang ngồi trên ghế đối diện với bạn. Bạn có thể hình dung đó là một người, một hình khối, một màu sắc, bất cứ thứ gì hiện lên trong đầu.
  2. Chú ý lắng nghe. Nó đang nói gì với bạn? Nó có giận giữ? Xấu xí? Nó có quyến rũ mê hoặc? Bạn cảm nhận thế nào về sự tồn tại của nó? Ai đưa cho bạn ý tưởng như vậy về tiền bạc? Hãy nghĩ về nguồn gốc của những ý niệm này.
  3. Sau khi đã xác định những niềm tin bạn có với tiền bạc một cách không phán xét, từ từ tưởng tượng một quả bóng năng lượng xuất hiện giữa hai tay bạn. Hãy gán cho nó một màu sắc. Khi đã giữ quả bóng với những ý niệm về tiền bạc này, quay sang bên trái.
  4. Có một chiếc ghế nữa ở bên trái, hình dung bố mẹ bạn (hay những người đưa cho bạn niềm tin về tiền) đang ngồi đó với cánh tay rộng mở. Đưa cho họ quả bóng này và nói: “Đây là nỗi đau của bố mẹ. Nó không thuộc về con, nên con trả lại cho bố mẹ.”. Để cho quả bóng trôi về phía đó và cúi đầu để thể hiện lòng thành kính với tổ tiên. 
  5. Quay trở lại với nhận thức của bạn về tiền bạc. Nhìn vào chiếc ghế trước mặt bạn, bây giờ nó hoàn toàn được thanh tẩy và ở trạng thái trung tính.

Bước 2: Có những đồng tiền hạnh phúc.

Ken Honda được biết đến là người tạo ra phong trào “Tiền hạnh phúc”, đã thay đổi cuộc sống của hàng triệu người. Ken nói “Để thu hút tiền bạc, bạn phải có mối quan hệ thật sự hạnh phúc với tiền, bạn phải làm cho tiền mỉm cười.” 

Lý thuyết là, mỗi người trong chúng ta đều phải đưa ra lựa chọn quan trọng khi trưởng thành, đó là có những đồng tiền hạnh phúc hoặc những đồng tiền bất hạnh. Số lượng bao nhiêu không quan trọng, vì nó phụ thuộc vào cách nhìn nhận của bạn về tiền. 

Ví dụ bạn có 400,000 VNĐ. Nếu bạn kiếm được số tiền đó bằng cách thức đúng đắn, tiền đang mỉm cười. Nếu bạn ăn trộm hoặc kiếm tiền sai trái, nó đang khóc. Nếu bạn nói cảm ơn khi nhận số tiền, tiền cười. Nếu bạn nhận số tiền với cảm giác tội lỗi, nó đang khóc. 

Có những đồng tiền hạnh phúc là việc quan trọng, vì đó là cách duy nhất giúp bạn thu hút được nhiều tiền hơn trong tương lai. Nghĩ về nó như một mối quan hệ bạn bè. Nếu một người bạn làm bạn tổn thương, gọi bạn là ác quỷ, nói rằng bạn không đủ khả năng, đối xử với bạn tệ bạc, thì bạn có muốn ở bên cạnh người đó hay không? 

Bước 3: Cảm ơn tiền

Điều này kết nối với khái niệm “Cảm ơn tiền”, khuyến khích chúng ta nói lời cảm ơn khi nhận tiền, và khi chi tiêu, cũng nói lời cảm ơn. Ken nói: “cảm ơn tiền vào, cảm ơn tiền ra, khi tiền chảy vào, khi tiền chảy ra.”

Lần tới khi bạn được trả tiền, kể cả là trên ứng dụng e-banking trên điện thoại, hãy nói lời cảm ơn với một nụ cười. Kết nối với lòng biết ơn từ trái tim với khoản tiền bạn nhận được và cho tiền biết rằng nó được chào đón. Và khi bạn đi mua đồ tại siêu thị, hãy nói cảm ơn khi bạn thanh toán. Đừng nhìn nhận nó là việc mất tiền, mà đó là việc có được những thực phẩm tươi ngon mà người nông dân trồng, người lái xe vận chuyển đến cho bạn, và những người làm việc ở siêu thị giúp bạn có được nó. Nó là một sự trao đổi đẹp đẽ. Và khi ta trao đổi, nên làm việc đó với những lời cảm ơn. 

Hãy thử làm việc này, nó đơn giản và mang đến cho sức khỏe tinh thần của bạn nhiều sự tích cực, thoải mái, nhẹ nhàng khi tương tác với tiền. 

Bước 4: Cho và nhận

Nếu bạn đang ở trong tình trạng eo hẹp tài chính, bạn sẽ thấy không hợp lý khi nghĩ đến việc cho đi. Bạn sẽ thấy không tự nhiên khi tập trung vào những gì bạn có, thay vì vào những điều bạn không có.

Nhưng sự thật là nếu chúng ta biết ơn với những phước lành mình đang có và thái độ biết đủ, chúng ta thường sẵn sàng cho đi và chia sẻ. Và khi cho đi, chúng ta đang phát ra tín hiệu rõ ràng với vũ trụ, và với tiềm thức rằng chúng ta đầy đủ, dồi dào. Những điều giống nhau sẽ thu hút nhau, sự đầy đủ và dồi dào sẽ đến trong cuộc sống. Bhagavad Gita nói: “Lấy sự đủ đầy từ sự đủ đầy, sự đủ đầy vẫn còn nguyên vẹn.”

Ken Honda gọi quá trình này là “maro”

Từ “Maro” trong tiếng Nhật là viết tắt của “magokoro”. Khó có thể tìm thấy từ để dịch nó sang ngôn ngữ khác, nó có nghĩa là “trạng thái không bản thể” hay “chân thành”. 

Khi “maro up”, chúng ta chuyển từ nhận thức của cái tôi tách rời đến một ý thức của tập thể, nơi ta cảm thấy là một với tất cả mọi người. Theo người cố vấn của Ken Honda, những người sử dụng “maro” tạo ra những tình huống có lợi cho cả đôi bên, đón mời những điều kỳ diệu vào cuộc sống của họ.

Càng cho đi nhiều, chúng ta càng có nhiều chỗ trống để nhận lại. Khi chúng ta nâng tầm nhận thức lên “maro”, chúng ta trở nên rộng lượng và hào phóng.

Bước 5: Xác định bạn thuộc nhóm EQ về tiền nào

Như đã bàn ở bước 1, chúng ta có nhiều câu chuyện tự kể khiến mình gặp phải những vấn đề tài chính. Những câu chuyện về tiền bạn kể từ bé quyết định bạn thuộc nhóm EQ về tiền nào. Khi bạn biết đến 5 nhóm này, bạn có khả năng tự chữa lành những vết thương tiền bạc của mình và viết lại những câu chuyện có sẵn về tiền. 

***

Người dịch: Thành viên EHO

Nguồn: https://blog.mindvalley.com/5-steps-to-rewiring-your-relationship-with-money/

Bài viết được chia sẻ tại chualanhvn.com. Hãy ghi nguồn nếu bạn muốn chia sẻ. Xin cảm ơn bạn!

________________________

Fanpage: EHO – Cộng đồng Chữa lành Việt Nam

Tham gia group Tự chữa lành tại đây

Fanpage về Reiki: Cộng đồng Reiki Việt Nam

Tham gia group Thảo luận về Reiki tại đây

Đăng ký học Reiki từ Master Reiki Quốc Tế tại Trung tâm Reiki EHO (EHO Reiki Center)

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC “HIỂU ĐỂ CHỮA LÀNH LUÂN XA”

Eros Healing Organization

Website chualanhvn.com là trang thông tin trực thuộc tổ chức EHO cung cấp thông tin về kiến thức, khoá học, sự kiện về các phương pháp chữa lành và chữa bệnh không dùng thuốc.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button