Các bài viết khác

VƯỢT QUA 8 TRỞ NGẠI ĐỂ CÓ CHÁNH NIỆM

Chánh niệm đã được phổ biến rộng rãi trong vài thập kỷ qua. Bệnh viện, trường học, tập đoàn, cơ quan thực thi pháp luật, vận động viên, lực lượng vũ trang và những người có thành tích cao từ mọi tầng lớp xã hội đang nhiệt tình hưởng ứng chánh niệm cả trong công việc và đời sống cá nhân. Chánh niệm không chỉ là một xu hướng, nó còn trở thành phương pháp chính thống giúp nâng cao thể chất, tâm trí và tinh thần. Ta hãy cùng tìm hiểu về cách vượt qua trở ngại để có được chánh niệm qua bài viết này.

Động lực chính để phát triển chánh niệm là thực hành thiền định. Thực hành thiền định thường xuyên hỗ trợ khai thác khả năng mở rộng tâm thức tiềm ẩn trong chúng ta. Nó nuôi dưỡng việc luôn chú tâm tới nhận thức của mình. Các nhận thức này đi theo bạn trong các hoạt động thường ngày khi bạn không thiền định. Bạn ngày càng ý thức rõ hơn về suy nghĩ, lời nói, hành động, cảm giác. Và quyết định của mình cũng như môi trường gắn bó mật thiết với mình. Càng thực hành thiền nhiều, chánh niệm càng xuất hiện nhiều trong mọi mặt của cuộc sống.

Chướng ngại đối với chánh niệm

Tuy nhiên, mức độ đều đặn của chánh niệm không nhất thiết phải “cố định”. Chánh niệm có thể thực sự biến thành vô cảm khi bạn quay trở lại mức độ nhận thức thấp hơn. Tinh thần bạn sẽ khởi động “chế độ lái tự động”. Và độ chú ý của bạn trong việc quan sát bản thân, trải nghiệm hay môi trường xung quanh sẽ giảm dần. Nếu chánh niệm là con đường dẫn đến giác ngộ thì vô cảm là một bước lùi vào bóng tối.

Dù vậy, hầu hết chúng ta ai cũng đều có lúc phân tâm. Trên thực tế, có một số trải nghiệm hoặc trở ngại nhất định xảy ra với hầu hết chúng ta. Nó khiến cho việc trở về với hiện tại càng trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, hiểu được những rào cản này đối với chánh niệm thì bạn sẽ có thể:

  1. Dễ tính và ít phán xét bản thân hơn khi biết rằng những cạm bẫy này tồn tại.
  2. Đón đầu và ngăn chặn chúng để bạn có thể tăng cường nhận thức và lấy lại chánh niệm.

Dưới đây là tám trở ngại mà ta cần phải vượt qua để có được chánh niệm.

1. Căng thẳng cản trở chánh niệm

Mặc dù nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng bạn phải nhận ra rằng khi mình đang trong tình trạng căng thẳng cấp tính hay mãn tính. Chánh niệm quả thực là điều xa vời tâm trí nhất. Đó là bởi vì phản ứng sinh tồn “chiến đấu – hay – bỏ chạy” là biểu hiện nguyên thủy nhất của hệ thần kinh. Theo phản ứng tự nhiên, nó ngăn bạn khỏi thứ được nuôi dưỡng bằng phản ứng tỉnh thức yên tĩnh là chánh niệm.

Khi hệ thống thần kinh tự trị phát tín hiệu báo động đỏ. Khả năng kiểm soát trạng thái nhận thức một cách có ý thức của bạn là rất ít. Nếu bạn chưa thể kiểm soát phản ứng “chiến đấu hay bỏ chạy” bằng các kỹ năng kiểm soát căng thẳng như hít thở, thiền định. Hay một số cách giải phóng thể chất thì việc tiến tới chánh niệm sẽ chỉ là ảo tưởng.

2. Kiệt sức

Thử nghĩ về lần bạn kết thúc một ngày dài làm việc gần nhất. Thể chất và tinh thần bạn rệu rã và bạn chỉ muốn được nghỉ ngơi. Đây không phải trạng thái tinh thần phù hợp cho chánh niệm. Đó là bởi chánh niệm cần có một lượng năng lượng tinh thần nhất định.

Khi cạn năng lượng, bạn sẽ không có năng lượng dự trữ cần thiết để duy trì sự chánh niệm của mình. Tâm trí và cơ thể bạn phân bổ năng lượng dựa trên nhu cầu sinh lý cấp thiết nhất. Nếu như bạn bị mất sức, phục hồi năng lượng qua việc ngủ sẽ được ưu tiên hơn là nhận thức một cách có ý thức. Không nên hướng đến ý thức cao hơn khi tất cả năng lượng còn lại của bạn đang được sử dụng để giữ bạn thức thay vì bất tỉnh hoàn toàn.

3. Đói ảnh hưởng tới duy trì chán

Một nhu cầu sinh lý khác là cơn đói có thể dễ dàng đè bẹp nỗ lực duy trì chánh niệm của bạn. Khi bạn từ cảm giác thèm ăn nhẹ, đói cho đến đói cồn cào. Năng lượng tinh thần của bạn chuyển sang nhiệm vụ tìm kiếm đồ ăn thay vì tập trung vào nhận thức của mình. Khi bị hạ đường huyết, bạn sẽ đói cồn cào, nôn nao và mất dần ý thức do chỉ nghĩ được tới đồ ăn. Bạn đã bao giờ nghe ai đó thốt ra câu: “Xin lỗi vì lúc đói tôi hay nói linh tinh” chưa?

Khi sự chú ý của bạn chỉ tập trung vào thức ăn, sẽ có rất ít chỗ cho chánh niệm, lòng từ bi và tư duy giác ngộ. Thường chỉ sau khi ăn xong và khi lượng đường huyết trở lại bình thường. Bạn mới bắt đầu cảm thấy bản thân trở lại và có thể đưa ra những quyết định tỉnh táo hơn.

4. Phản ứng theo cảm xúc khi chánh niệm

Khi bị cuốn vào làn sóng cảm xúc, bạn hiếm có những suy nghĩ thấu đáo về mình. Cảm xúc có thể vô cùng mãnh liệt. Trước khi kịp nhận ra đã xảy ra chuyện gì, bạn có thể thấy mình bị cảm xúc kiểm soát và mọi thứ hoàn toàn rối tung. Cảm xúc đã trải qua không nhất thiết phải tiêu cực. Những cảm xúc tích cực cũng có thể dễ dàng lấp đầy bạn. Chúng khiến bạn phải xoay sở để duy trì nhận thức về chánh niệm. Thường chỉ sau khi làn sóng cảm xúc ban đầu lắng xuống, bạn mới cảm thấy bình ổn để củng cố lại nhận thức và sự hiện diện hơn một chút.

5. Trải qua nỗi đau

Đau đớn dưới bất kỳ hình thức nào (thể chất, tinh thần, cảm xúc) đôi khi có thể là trải nghiệm không thể tưởng tượng được. Trong những khoảnh khắc kiệt quệ đó, ta không thể chạm tới chánh niệm. Cơn đau cấp tính hay mãn tính tựa như rào chắn làm nghẽn mạch bất kỳ hoạt động tinh thần nào. Trừ khi kiểm soát được cơn đau, nếu không, chánh niệm đòi hỏi một nỗ lực duy trì rất lớn trong những thời khắc khó khăn.

Như vậy không có nghĩa là không thể đạt được chánh niệm trong những tình huống đau khổ. Mà hơn thế, truyền thống chánh niệm khuyến khích bạn “ở bên” nỗi đau của mình. Ý thức cảm nhận nó sâu sắc. Khi làm như vậy, bạn có thể trải nghiệm nó mà không phải chịu đựng nó. Tuy nhiên, nỗi đau là một trong những trải nghiệm khó khăn nhất bạn phải lưu tâm.

6. Vội vàng khi chánh niệm

Khi bạn đang vội vàng, có chánh niệm thực sự rất khó khăn. Nguồn lực tinh thần của bạn bị đẩy đến cực hạn, không gian để nhận thức len lỏi vào rất ít. Bị cuốn vào dòng suy nghĩ tập trung vào phải làm gì tiếp theo, bạn lo lắng cứu vớt sự tình hoặc hoàn thành một công việc cấp bách đúng hạn. Bạn thực hiện nhiều việc cùng một lúc với hy vọng hoàn thành được nhiều hơn trong thời gian ngắn hơn. Điều này làm suy giảm nhận thức của bạn hơn nữa.

Trên thực tế, vội vàng là ngụy trang của phản ứng căng thẳng. Như thể đang bị mắc kẹt trong một vòng lặp của sự hết thời gian, bạn rơi xuống hố sâu không đáy của sự vô cảm.

7. Nghiện ngập hoặc Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Nghiện ngập là một hình thức gắn liền với khoái cảm. Nó trói buộc bạn trong một chương trình thiết kế tự động để liên tục nuôi dưỡng ham muốn của bạn. Một khi chương trình nắm quyền tiếp quản, bạn sẽ ngày càng trở nên vô cảm. Bạn sẽ chỉ mải chạy theo những thứ bạn thấy không bao giờ là đủ. Sự việc dần theo chiều hướng xấu khi thần kinh bạn chìm đắm trong dopamine. No làm bạn phải đầu hàng trước cơn nghiện, tạo thành một vòng lặp khó thoát.

Đây là lý do tại sao kiềm chế cơn nghiện và hành vi ám ảnh cưỡng chế lại rất khó. Bởi đối với những hoạt động khoái cảm, chánh niệm thực sự bị tắt hoàn toàn. Chỉ khi bạn siêng năng thực hành cùng cảnh giác, nhận thức chánh niệm mới có thể dần trở lại. Nó cho phép bạn đưa ra quyết định có ý thức để vượt qua hành vi có điều kiện.

8. Bị mê hoặc bởi những lời tự huyễn

Đối thoại nội tâm trong bạn tựa như người dẫn chuyện kể về cuộc đời bạn. Nó thêu dệt một câu chuyện chưa có hồi kết với chủ đề là cái tôi. Câu chuyện đó có vai diễn của bạn, những gì bạn tin tưởng, mục đích sống và vô số chi tiết khác về sự tồn tại thường ngày của bạn. Trong khi cuộc đối thoại này là một phần bình thường của cuộc sống, bạn thường bị cuốn vào những câu chuyện như trên. Hoặc ảo tưởng rằng bạn hy sinh Higher Self của mình cho cái tôi bản ngã. Bạn có thể tạo ra các cuộc tranh luận huyễn hoặc hay độc thoại nội tâm.

Thế nhưng, bạn lại hoàn toàn không nhìn ra được một chi tiết quan trọn. Đó là tất cả đều là ảo tưởng; nó chỉ tồn tại trong tâm trí bạn. Đắm chìm trong giai đoạn tự huyễn này, chánh niệm sẽ lạc lối trong niềm tin của bản ngã của bạn. Và bạn càng sa đà trong tưởng tượng, nó càng có vẻ thực hơn. Tuy nhiên, cho tới khi bạn kết nối lại với con người thật của mình. Bạn sẽ rất khó để có cái nhìn tỉnh táo.

Kết luận

Tất nhiên, để vượt qua những trở ngại đối với chánh niệm đôi khi có thể khiến bạn nản lòng. Tuy nhiên, khi bạn nhận ra và chấp nhận chúng như một phần không thể thiếu trong trải nghiệm của con ngườ. Bạn sẽ có nhiều khả năng vượt qua ảnh hưởng của những trở ngại trên để có được chánh niệm. Nhận thức này đi đôi với khả năng thay đổi hành vi của bạn. Tri thức có sức mạnh tập hợp vô hạn. Khi tri ​​thức được kết hợp với ý định tỉnh thức và nhận thức. Bạn sẽ tìm thấy nhiều cơ hội hơn để đưa chánh niệm vào từng giây phút mỗi ngày.

***

Người dịch: Phạm Kim Ngân

Nguồn: chopra.com

Bài viết được chia sẻ tại chualanhvn.com. Hãy ghi nguồn nếu bạn muốn chia sẻ. Xin cảm ơn bạn!

________________________

Fanpage: EHO – Cộng đồng Chữa lành Việt Nam

Tham gia group Tự chữa lành tại đây

Fanpage về Reiki: Cộng đồng Reiki Việt Nam

Tham gia group Thảo luận về Reiki tại đây

Đăng ký học Reiki từ Master Reiki Quốc Tế tại đây

Eros Healing Organization

Website chualanhvn.com là trang thông tin trực thuộc tổ chức EHO cung cấp thông tin về kiến thức, khoá học, sự kiện về các phương pháp chữa lành và chữa bệnh không dùng thuốc.

Related Articles

Back to top button