SỰ KHÁC NHAU GIỮA TRỰC GIÁC VÀ CẢM GIÁC
Là những cá thể độc nhất tuyệt vời, chúng ta đều xử lý các thông tin thu thập được thông qua các giác quan hoặc sử dụng trực giác của mình. Chúng ta không chỉ mong muốn thấu hiểu những người yêu thương của mình mà còn cả chính mình nữa. 16 tính cách trong MBTI về cảm nhận giác quan và trực giác là những nhóm tính cách phân đôi giúp ta có cái nhìn rõ hơn. Bên cạnh đó, bài viết này cũng chỉ ra sự khác nhau cơ bản giữa tính cách của những nhóm người trực giác với cảm giác.
Theo MBTI cảm giác và trực giác: Có gì khác nhau?
Sự khác nhau giữa cảm nhận giác quan và trực giác là cảm giác là về thể chất. Bạn sử dụng 5 giác quan vật lý là thị giác, xúc giác, vị giác, thính giác và khứu giác để cảm nhận. Trực giác thuộc về tinh thần vì nó dựa trên việc hiểu về cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Cảm nhận giác quan chiếm tới 3/4 dân số thế giới trong khi trực giác thì hiếm hơn nhiều.
Trắc nghiệm tính cách MBTI của Carl Jung là một công cụ tuyệt vời giúp chúng ta hiểu người thân của mình. Bài trắc nghiệm này bao gồm 4 nhóm cơ bản: hướng ngoại hoặc hướng nội, cảm nhận giác quan và trực giác, lý trí và tình cảm, nguyên tắc và linh hoạt, nhưng trong bài viết này chúng tôi đi sâu vào sự khác nhau giữa cảm giác và trực giác.
Lợi ích của cảm nhận giác quan so với trực giác
Dưới đây là một số đặc điểm tính cách của người có cảm nhận giác quan trong MBTI.
- Có thể đưa ra quyết định nhanh chóng đối với những điều trước đây đã có kinh nghiệm tương tự
- Có khả năng quan sát tuyệt vời chú ý tới từng chi tiết
- Sống trong hiện tại và tập trung vào đời sống vật chất
- Chắc chắn rằng mình bao quát được tình huống trước khi bắt tay làm.
- Tập trung, thực tế, logic, thực dụng
Lợi ích của trực giác so với cảm nhận giác quan
Dưới đây là lợi ích của những người trực giác theo MBTI.
- Là những nhà học thuyết hoặc triết gia luôn đánh giá cao mọi khả năng
- Có khả năng tập trung và đánh giá cao cái nhìn toàn diện
- Có sức mạnh suy nghĩ trừu tượng và sáng tạo
- Thích đưa ra các khái niệm và giải pháp mới
- Dễ đồng cảm và nhìn mọi thứ từ góc độ của người khác
- Có thể dự đoán và rút ra kết luận chỉ với một phần nhỏ thông tin
Ví dụ về cảm nhận giác quan và trực giác
Mặc dù có thể dễ dàng đọc trên giấy trắng mực đen, nhưng để tự mình hiểu sự khác biệt trong các loại tính cách thì sẽ khó hơn. Để làm rõ hơn vấn đề này, chúng tôi đưa ra một số ví dụ thực tế cho đặc điểm tính cách cảm nhận giác quan và trực giác.
Cảm nhận
Nếu bạn nhìn chăm chú vào bức tranh Đêm đầy sao của Van Gogh, liệu bạn sẽ chỉ nhìn thấy những vòng xoáy phức tạp và sự pha trộn màu sắc như một người có khả năng cảm nhận giác quan? Hay nó truyền cảm hứng cho suy nghĩ và cảm xúc của bạn sâu sắc hơn như với một người trực giác?
Tại nơi làm việc
Nếu bạn được yêu cầu giải quyết một vấn đề trong công việc, bạn có xem xét kỹ các mặt của vấn đề để có thể thực hiện một chiến lược hiệu quả như người cảm nhận giác quan? Hay bạn đưa ra kế hoạch mới để chắc rằng vấn đề sẽ không tái diễn sau này?
Ý thức về phương hướng
Một người cảm nhận giác quan có thể nói cho bạn cực kì chi tiết cách tìm một cửa hàng nào đó trên một con đường vì họ có nhận thức rất tốt về thế giới vật chất xung quanh mình. Một người trực giác có thể không nhận biết được cửa hàng đó, ngay cả khi họ đi từ chỗ làm về nhà hàng ngày trên chính con đường đó.
Trong tác phẩm nghệ thuật
Nếu được yêu cầu mô tả một bức ảnh hoặc một bức tranh, một người cảm nhận giác quan sẽ nói về hình dạng hoặc màu sắc được sử dụng trong khi người trực giác sẽ cảm nhận chủ đề và nói về ý nghĩa sâu sắc hơn của nó.
Ví dụ cho người có tính cách cảm nhận giác quan
Trong số các loại tính cách trong MBTI, chúng tôi đã liệt kê các ví dụ về một số tính cách cảm nhận giác quan bên dưới:
ISFP- Người nghệ sĩ
- Những người yêu tự do và sống trong hiện tại
- Sáng tạo mang lại cho họ niềm vui
- Kín đáo và hướng nội, nhưng trung thành và độc lập
- Không thích làm trung tâm của sự chú ý
- Là người thực tế, yêu thích và đánh giá cao cái đẹp cũng như tạo ra chúng
- Dịu dàng và đồng cảm
- Vô tư lự, dễ dàng thích nghi, không thích những việc lặp lại hàng ngày
ISFJ- Người bảo vệ
- Quan tâm nhiều đến ý kiến và cảm nhận của người khác
- Giúp đỡ bất cứ ai khi họ cảm thấy có gì đó không ổn
- Hành động tử tế mà không mong đợi bất kỳ sự đền đáp
- Hướng nội nhưng thân thiện
- Yêu thích thói quen hàng ngày và có tinh thần làm việc cao, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ
- Chú ý tiểu tiết
- Không thích xung đột
ESPT – Người thuyết phục
- Hướng ngoại, hòa đồng và vui tính
- Có khả năng thuyết phục người khác làm bất cứ điều gì
- Sống trong hiện tại
- Hào hứng với cuộc sống và là người thích mạo hiểm
- Thực tế, quyết đoán và cụ thể trong ý tưởng của họ, họ có kỹ năng thuyết phục nhưng lại không dễ bị thuyết phục
- Khách quan, không bận tâm những chuyện nhỏ nhặt
- Là những nhà tư tưởng thực tế và chân thực nhưng họ cư xử tự nhiên và thoải mái
Ví dụ cho người tính cách trực giác
Trong số các loại tính cách trong MBTI, chúng tôi đã liệt kê một số ví dụ về tính cách trực giác bên dưới:
ENTP- Người sáng tạo
- Hướng ngoại, thích nói đủ thứ chuyện
- Nhiệt tình trong mọi tình huống có thể
- Sáng tạo, trực quan, và là người suy nghĩ nhanh với mạch ý nghĩ trừu tượng
- Có trí tưởng tượng và thích đưa ra lý thuyết mới
- Tập trung vào tương lai, hoặc hướng tới cái nhìn toàn diện, và không vội vàng ra quyết định
- Khách quan
- Tương tác với người khác tạo cảm hứng cho họ
ENFP- Người lạc quan
- Những người hướng ngoại hòa đồng
- Họ là những nhà lãnh đạo giỏi có sức hút và nhiệt huyết dồi dào
- Họ vô tư và tự nhiên, nếu không muốn nói là bốc đồng
- Là những người có hoài bão, không bị hiện thực cuộc sống lay chuyển
- Cực kì tháo vát và sáng tạo
- Họ thích xã giao, không thích ở một mình
- Họ là những người nhạy cảm và sống theo trái tim của mình
INFJ – Người tâm tình
- Là những người hướng nội, thích dành thời gian một mình, có một nhóm nhỏ bạn bè thân thiết
- Họ được dẫn dắt bởi sự phát triển cá nhân của chính mình và từ người khác
- Đam mê và năng động với mục tiêu của họ
- Tin rằng họ có mục đích sâu sắc hơn
- Họ cẩn thận suy nghĩ các giải pháp
- Là người ấm áp, đồng cảm và đưa ra dựa trên cảm tính
- Tâm trí hướng tới tương lai
MBTI cảm nhận giác quan và trực giác: phần kết
Với tất cả sự phong phú và tươi đẹp của thế giới, chúng ta cần có nhiều góc nhìn khách quan để nhận thức đầy đủ. Vì vậy, không có tính cách nào là tốt hơn, tính cách nào là xấu hơn cả. Những người cảm nhận giác quan không hề kém cạnh với những người trực giác và ngược lại. Tất cả các khía cạnh tạo nên tính cách đều quan trọng và cần thiết cho sự hài hòa, trong đó bao gồm đánh giá và nhận thức, hướng nội và hướng ngoại.
***
Người dịch: Trương Thị Hương Giang
Nguồn: qhhtofficial.com
Bài viết được chia sẻ tại chualanhvn.com. Hãy ghi nguồn nếu bạn muốn chia sẻ. Xin cảm ơn bạn!
________________________
Fanpage: EHO – Cộng đồng Chữa lành Việt Nam
Tham gia group Tự chữa lành tại đây
Fanpage về Reiki: Cộng đồng Reiki Việt Nam
Tham gia group Thảo luận về Reiki tại đây
Đăng ký học Reiki từ Master Reiki Quốc Tế tại đây