Các bài viết khác

8 PHƯƠNG PHÁP QUYỀN NĂNG GIÚP BẠN KHAI THÔNG LUÂN XA TRÁI TIM

Bảy luân xa là những điểm năng lượng trong cơ thể. Và mỗi luân xa được thể hiện bằng một tần số và màu sắc cụ thể. Có ba luân xa ở phần trên cơ thể và ba luân xa ở phần dưới cơ thể. Liên kết chúng là luân xa trái tim tinh hoa.

Luân xa tim không đơn giản như khi ta mới chỉ thoáng tìm hiểu. Nó là điểm năng lượng thứ 4 vô cùng phức tạp, đại diện cho sự chuyển hóa và hợp nhất. Luân xa này biểu hiện cho chiều không gian thứ 4 dựa trên tình yêu và sự hòa hợp của các sức mạnh tưởng chừng đối lập như sức mạnh tinh thần và sức mạnh vật chất.

Do đó để hiểu cách hoạt động của luân xa tim, chúng ta cần phải hiểu về sự phức tạp của biểu tượng luân xa tim.

Một khi bạn đã nắm rõ, bạn sẽ có kiến thức uyên thâm về các phương pháp khác có thể áp dụng để chữa lành và khai thông luân xa này. Từ đó bạn sẽ chọn được kỹ thuật tối ưu cho riêng mình.

Luân xa tim ở vị trí số mấy?

Luân xa tim là luân xa thứ 4, nằm giữa 3 luân xa thấp hơn và 3 luân xa cao hơn của cơ thể.

Đây là nơi thể chất và tinh thần giao hòa. Trên thực tế, nó là cốt lõi của tần số năng lượng và cũng là gốc rễ của mọi sự chữa lành về cảm xúc và năng lượng của chúng ta.

Luân xa trái tim có ý nghĩa gì?

Nằm ở giữa ngực, luân xa tim tương ứng với tim, phổi, tuyến ức và đám rối tim.

Trong tiếng Phạn, luân xa này được gọi là anahata. Trên thực tế, đây là nơi tâm linh mà những trải nghiệm và đau thương trong quá khứ không còn gây tổn hại cho chúng ta nữa.

Anahata gắn liền với màu xanh lá, biểu trưng cho năng lượng chuyển hóa và tình yêu.

Những người có luân xa trái tim khai thông và cân bằng thường chan chứa yêu thương, đầy vị tha và từ bi. Nhưng nếu luân xa này bị tắc nghẽn, tức giận, đau buồn, căm ghét và đố kỵ sẽ biểu lộ.

Học cách khai mở luân xa tim là một trải nghiệm tuyệt đẹp.

Và dù cho luân xa của một người đã tắc nghẽn từ thời thơ ấu, hay do một cơn đau tim gần đây, khai thông trái tim chính là khởi đầu của quá trình chữa lành cho bạn.

Luân xa tim có nguyên tố gì?

Luân xa tim liên hệ với nguyên tố khí. Do đó, năng lượng của luân xa tim liên quan đến hơi thở và sự di chuyển của hơi thở cũng như ý niệm về sự vô cùng và gắn kết với vạn vật.

Biểu tượng của luân xa tim là gì?

Biểu tượng của luân xa trái tim gồm có:

  • Vòng tròn với 12 cánh hoa
  • Một tam giác ngược đan xen với một tam giác thuần tạo thành một ngôi sao sáu góc hay hexagram.

Hai tam giác giao nhau tượng trưng cho nguyên tố khí và tính chất bao bọc của nó. Chúng cũng đại diện cho sự hợp nhất thần thánh của tính nam và tính nữ thiêng liêng. Đây là khái niệm về ba ngôi thần thánh tạo nên ngôi sao như một biểu tượng cho sự hòa hợp giữa tính nam và tính nữ.

Và điều này nhấn mạnh chức năng của luân xa trái tim trong vai trò là trung tâm của sự kết nối và hợp nhất. Mười hai cánh hoa thường được mô phỏng với màu đỏ.

Chúng ta hãy tìm hiểu sâu hơn về triết lý và biểu tượng ẩn giấu đằng sau luân xa này.

Phân tích biểu tượng của luân xa trái tim

Biểu tượng luân xa tim bao gồm những yếu tố sau:

  • Một ngôi sao sáu góc hay một hình 6 đường, còn được gọi là Shaktona.
  • Mười hai cánh hoa xếp thành vòng tròn được miêu tả với màu sắc đỏ hoặc đỏ son rực rỡ; phần này của biểu tượng đôi khi được cho là bông hoa sen mười hai cánh;
  • Trong văn hóa truyền thống Hindu, vị thần Vayu liên quan đến luân xa tim là người cưỡi linh dương hoặc nai tại vị trí trung tâm biểu tượng;
  • Trong vòng tròn chính, chúng ta có thể thấy một vòng tròn 8 cánh nữa. Vòng tròn này được coi là một bông sen 8 cánh (theo truyền thống Hindu).

Ngôi sao 6 cánh tượng trưng cho phẩm chất của luân xa tim

Ngôi sao 6 cánh được hình thành từ hai tam giác đan vào nhau. Một tam giác xuôi và một tam giác ngược. Chúng biểu trưng cho sự hợp nhất của sức mạnh tinh thần và sức mạnh vật chất, cùng sự hòa hợp giữa tính nam và tính nữ.

Ý nghĩa biểu tượng của mười hai cánh hoa

Trên mỗi cánh hoa được khắc một âm tiết tiếng Phạn: kam, kham, gam, gham, ngam, cham, chham, jam, jham, nyam, tam và tham.

Năng lượng luân chuyển lưu thông qua cánh hoa, mang theo âm thanh và đi theo 12 hướng.

Mỗi cánh hoa đại diện cho một đám rối nơi hội tụ các kênh năng lượng còn được gọi là “các nadi”. Các âm tiết tượng trưng cho năng lượng sống có tại những điểm này.

Sự dịch chuyển của năng lượng được kích hoạt với mỗi hơi thở và tương ứng với mười hai trạng thái tâm trí: gian trá, dâm dục, thiếu quyết đoán, hi vọng, lo âu, ăn năn, chiếm hữu, bất tài, phân biệt đối xử, công bằng, kiêu ngạo và thách thức.

Mười hai trạng thái trên thay đổi tùy theo văn hóa.

Trung tâm của luân xa tim: Thần uy, chủng tử và linh thú

Trung tâm của biểu tượng luân xa trái tim có một vị thần, một linh thú đi cùng và một chủng tử.

Vị thần này được gọi là Rudra hoặc Ishana Rudra Shiva, cùng với nữ thần Kakini, được coi là người canh gác của luân xa Anahata.

Chủng tử của luân xa tim là “Yam” (hay “Yang”) đại diện cho nguyên tố khí hoặc gió. Âm thanh hay “lời chú” (mantra) này kết nối với việc làm chủ không khí và hơi thở.

Con nai hay linh dương và tâm hồn của sự hòa nhã, duyên dáng

Linh dương hay nai là loài thú mang chủng tử. Loài thú này biểu trưng cho tim và những phẩm chất của trái tim. Nó phản ánh năng lượng hay những quá trình mà chúng ta trải qua trong dáng hình loài người cũng như là những Linh hồn vĩnh cửu.

Chúng ta đi qua nỗi sợ về sự bất định của cuộc sống thực. Tương tự, trong hành trình tâm linh của bản thân, chúng ta có thể đang chạy trốn khỏi sự phát triển tâm linh. Nhưng nếu sống theo trái tim, chúng ta sẽ an trú trong sự dịu dàng, yêu thương và từ bi.

Khi nào thì luân xa trái tim khai mở?

Khi luân xa trái tim mở, bạn sẽ thấy chan chứa cảm thông, bi mẫn và yêu thương.

Một luân xa cân bằng cho phép mọi người được là chính mình. Thay vì cố gắng định hình bản thân theo những kỳ vọng bên ngoài. Sống với anahata thực sự là một trải nghiệm lôi cuốn và tràn đầy niềm vui.

Một người với luân xa tim rộng mở là người vị tha và tôn trọng người khác. Những người xung quanh họ sẽ nhận thấy cảm giác bình an thoải mái từ họ lan tỏa ra bên ngoài trong bất kể hoàn cảnh.

Điều gì khiến luân xa tim bị tắc nghẽn?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tắc nghẽn năng lượng, bao gồm bệnh tật, căng thẳng và xung đột cảm xúc.

Khi nào thì luân xa tim bị chặn?

Khi năng lượng của anahata bị nghẽn, nó có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất, tinh thần cũng như cảm xúc của bạn. Trên phương diện thể chất, điều này có thể được biểu hiện qua tuần hoàn kém và huyết áp quá cao. Tim, phổi và các chi trên đều chịu ảnh hưởng lớn của năng lượng anahata.

Trên phương diện tinh thần, tắc nghẽn luân xa thứ 4 có thể dẫn đến cảm giác mất kết nối, thiếu sự đồng cảm và không có khả năng tin vào bản thân hoặc người khác. Sự bất an và sợ hãi sâu sắc cũng rất phổ biến. Nếu không được giải quyết, chúng có thể biến hóa thành các hành vi thao túng.

Luân xa trái tim có chức năng gì?

Nói đơn giản, luân xa tim chịu trách nhiệm cho sự chấp nhận và lòng vị tha. Nó mang đến từ bi và thấu cảm. Hơn nữa, mọi thứ liên quan đến sự chuyển hóa và biến đổi đều liên hệ trực tiếp đến luân xa này.

Luân xa tim cũng cho bạn hiểu được sự tiếc thương. Nó giúp ta đạt được sự tĩnh tại và bình an nội tâm giữa sóng gió.

Chữa lành luân xa Anahata của bạn

Nếu bạn đang có những triệu chứng tắc nghẽn luân xa tim thì có rất nhiều cách để chữa lành sự mất cân bằng.

Anahata là một luân xa có tính hợp nhất, mang sự chữa lành đến với mọi lộ trình trong cuộc sống. Năng lượng của luân xa tim kết nối mỗi cá nhân với vũ trụ. Và cũng là trung tâm của sự chữa lành tâm linh bên trong. Khi luân xa trái tim được cân bằng, bạn sẽ thấy ấm áp và đầy trắc ẩn.

Sau đây là 7 phương pháp giúp chữa lành và khai thông luân xa tim

1. Thiền luân xa tim

Thiền định có thể giúp khôi phục dòng năng lượng chảy đến luân xa trái tim. Và vì thiền là một trải nghiệm cá nhân sâu sắc. Bạn nên dành thời gian tìm một phương thức thực hành phù hợp nhất với bản thân.

Dưới đây là một vài mẹo thực hành thiền:

  • Mặc trang phục thoải mái
  • Nằm hoặc ngồi ở tư thế không làm căng cứng cột sống hay các khớp xương
  • Tìm một nơi bạn không bị làm phiền
  • Để bắt đầu hãy thử thiền có dẫn

2. Màu xanh lục

Luân xa tim gắn liền với màu lục. Bạn nên tìm cách kết hợp màu này vào cuộc sống thường nhật của mình.

Hãy thêm vài bộ quần áo màu xanh lá cây vào tủ quần áo và trang trí góc làm việc với vài điểm nhấn màu lục. Cây trồng cũng là một cách tốt để thêm sắc xanh vào cuộc sống cũng như nơi làm việc của bạn.

3. Thức ăn có màu xanh lá cây

Nghe thì có vẻ quá đơn giản nhưng thực phẩm màu xanh lá cây có thể giúp bạn chữa lành luân xa tim của mình. Vì thế hãy thêm nhiều thức ăn có màu xanh lành mạnh như súp lơ xanh, dưa chuột, táo xanh và các loại rau xanh là ý tưởng không tồi.

4. Niệm chú

Có rất nhiều những thanh âm cộng hưởng với luân xa này.

Có một số hệ thống nguyên âm thiêng liêng khác nhau nhằm cân bằng các luân xa trong nhiều nền văn hóa và các trường phái bí ẩn khác nhau trên khắp hành tinh, bao gồm người Ai Cập cổ đại, người Do Thái, Hồi giáo, Tây Tạng, Nhật Bản và thổ dân da đỏ. Một câu chú Bija được xướng lên thành tiếng để nhằm cộng hưởng với các luân xa.

Bija tương ứng với luân xa 4 là YAM, được coi như hạt mầm của trái tim và được mô phỏng trong biểu tượng luân xa tim.

Vì thế câu thần chú cho anahata là ‘YAM’.

Tụng YAM để chữa lành trung tâm trái tim của cả thể chất lẫn tinh thần. Và cũng là để bản thân bạn được mở lòng đón nhận tình yêu và lòng từ bi vô điều kiện.

Những lời chú có thể được tụng thành lời hoặc niệm trong đầu trong lúc bạn hành thiền.

5. Câu khẳng định

Những khẳng định tích cực có thể giúp bạn nâng cao năng lượng tích cực liên quan tới luân xa 4. Những khẳng định này có thể là những ghi chú nhỏ trên gương nhà tắm hay trên màn hình máy tính để bạn nhắc nhở bản thân.

Những ví dụ của khẳng định tích cực cho trái tim:

  • “Tôi hoàn toàn yêu và chấp nhận bản thân sâu sắc.”
  • “Tôi được khao khát và được yêu thương.”
  • “Trái tim tôi rộng mở để yêu thương.”
  • “Tôi tha thứ cho chính mình.”
  • “Tôi sống với lòng biết ơn.”

6. Trị liệu bằng âm thanh

“Nếu bạn muốn tìm ra bí mật của Vũ trụ, hãy nghĩ theo khía cạnh của tần số, năng lượng và rung động.” – Nikola Tesla

Có nhiều trường phái tận dụng những tần số Solfeggio để mang lại hài hòa và cân bằng cho cơ thể, tâm trí và tinh thần. Vì âm nhạc giao tiếp một cách thâm thúy với tâm hồn con người.

Những âm vực của Solfeggio có nguồn gốc từ nhiều thế kỉ trước. Chúng được coi là linh thiêng và được tạo thành từ 6 âm. Nơi tần số Solfeggio nhất định có thể được hòa hợp với các điểm năng lượng. Và mang đến sự chữa lành và phục hồi.

341.3Hz

Tần số luân xa tim là 341.3 Hz, gắn liền với nguyên tố khí. Nghe nhạc hòa điệu với tần số riêng biệt này có thể giúp cân bằng luân xa tim.

528 Hz

528 Hz là tần số quan trọng nhất trong các tần số Solfeggio cổ. Được gọi là tần số “tình yêu”, nó có mối liên hệ sâu sắc với tự nhiên và có mặt trong mọi thứ từ chất diệp lục cho đến ADN của con người.

Nghe nhạc ở tần số 528 Hz Solfeggio sẽ giúp bạn điều chỉnh lại cấu trúc ADN và khai thông luân xa tim để bạn đón nhận tình yêu vô điều kiện.

Chuông xoay Tây Tạng

Chuông xoay Tây Tạng đã được sử dụng qua nhiều thế kỉ trong chữa lành và thiền định. Chúng tạo ra một chuỗi âm thanh giúp khôi phục những tần số rung động bình thường của những phần cơ thể, tâm trí và tâm hồn không hài hòa.

Mỗi luân xa cộng hưởng với một nốt nhất định. Nốt nhạc của luân xa tim là K.

Chuông xoay Tây Tạng có thể hòa điệu với một nốt nhạc cụ thể để mang lại sự cân bằng tốt nhất. Nghe những bản thu âm tiếng chuông xoay Tây Tạng với cao độ phù hợp sẽ giúp chữa lành và khai thông luân xa tim của bạn. 

7. Tập thở

Luân xa 4 có nguyên tố khí nên thực hành thở là một cửa ngõ để mở luân xa tim của bạn.

Vì luân xa tim đại diện cho sự cân bằng giữa hai năng lượng tưởng chừng trái ngược. Đây là một trong những kỹ thuật thở tốt nhất không chỉ cân bằng bán cầu não trái và phải mà còn mở rộng trái tim bạn.

Nadhi Sodhana

Nadhi Sodhana là kỹ thuật thở mũi, một phương pháp thở vô cùng thư giãn và cân bằng mang lại những hiệu quả tích cực lên toàn bộ hệ cơ thể của bạn.

Hướng dẫn:

  • Bạn có thể thực hành Nadhi Sodhana trong tư thế nằm hoặc ngồi. Để bắt đầu, thở hết toàn bộ không khí ra khỏi phổi.
  • Dùng ngón cái bàn tay thuận bịt lỗ mũi bên phải và hít vào qua lỗ mũi trái đến tận bụng. Khi bạn đã hít 1 hơi đầy, bịt lỗ mũi trái bằng ngón nhẫn của cùng bàn tay trong khi vẫn bịt cả lỗ mũi phải và nín thở vài giây. 
  • Sau đó, bỏ ngón cái ra và thở ra chỉ qua lỗ mũi phải. Hãy đảm bảo rằng bạn thở hết qua bên phải và dừng lại một chút trước khi lại hít vào từ cùng một bên.
  • Lại bịt 2 lỗ mũi khi bạn đã hít vào một hơi đầy qua lỗ mũi phải và thở ra qua lỗ mũi trái. Một vòng thở hoàn thiện bao gồm một lần hít vào và một lần thở ra ở mỗi bên.
  • Nếu bạn mới thực hành, bạn có thể hít vào 4 nhịp. Nín thở từ 4-8 nhịp rồi thở ra 4 nhịp. Làm 10 vòng và chú ý cách cơ thể bạn phản ứng. Bạn có thể cảm thấy  cả tâm trí lẫn cơ thể thư giãn và tĩnh tâm hơn.

8. Các tư thế yoga giúp khai thông luân xa tim

Có 7 tư thế yoga khai mở tim cụ thể có thể kích hoạt luân xa tim của bạn

1. Tư thế nửa lạc đà với một tay đặt trên ngực

Tư thế nửa lạc đà là động tác gập lưng sâu cho phần lưng trên. Nó giúp mở ra không gian trái tim bạn theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Bằng cách đưa tay chạm vào luân xa tim, bạn đang kích hoạt nó mở rộng hơn.

Cách thực hành tư thế nửa lạc đà:

  • Quỳ gối với vai thẳng hông và hông thẳng đầu gối
  • Đưa lòng bàn tay với các ngón tay úp xuống đặt trên đỉnh cơ mông
  • Bắt đầu ấn hông về phía trước trong khi ngả tim về sau
  • Đưa một tay đến luân xa tim của bạn, bạn có thể nắm lấy gót chân bằng tay còn lại để tăng độ khó
  • Để thoát tư thế, sử dụng cơ bụng của bạn và từ từ đưa vai và hông về vị trí cân bằng

2. Tư thế bánh xe

Tư thế bánh xe tăng cường sự dẻo dai và vận động của cột sống và cơ gập hông cũng như tạo không gian cho trái tim bạn

Cách thực hành tư thế bánh xe:

  • Bắt đầu từ lưng, với 2 chân đặt trên thảm và đầu gối hướng lên trần
  • Đặt 2 tay lên thảm sát tai, ngón tay hướng về phía vai và khuỷu tay hướng lên trời
  • Hít vào, ấn đều hai lòng bàn tay và bàn chân xuống để nâng cơ thể lên
  • Để thoát tư thế, thu cằm về phía ngực và từ từ hạ thấp người xuống thảm, hông bạn chạm thảm sau cùng

3. Tư thế cây cầu

Tư thế cây cầu là một biến thể nhẹ nhàng hơn của tư thế bánh xe. Và bắt đầu giúp cột sống bạn dẻo dai và mạnh mẽ hơn. Tư thế này cũng nâng cao và mở rộng tim bạn về phía bầu trời.

Cách thực hiện tư thế cây cầu:

  • Nằm xuống lưng chạm thảm, 2 chân đặt trên thảm và đầu gối hướng lên trời
  • Đặt 2 tay cạnh cơ thể, ngang với hông của bạn, lòng bàn tay úp xuống
  • Hít vào, ấn 2 chân xuống để nâng hông lên hướng về phía bầu trời
  • Cố gắng phân bổ sức nặng đều giữa chân và vai bạn mà không đặt quá nhiều áp lực lên đầu và cổ
  • Để tăng cường độ có thể đan tay vào nhau và ép chặt 2 bả vai lại
  • Để thoát tư thế, từ từ hạ thấp cột sống của bạn và thở ra

4. Tư thế chiến binh 1 với động tác gập lưng mở trái tim mở

Tư thế chiến binh 1 tăng cường sức mạnh cho cơ bốn đầu đồng thời tạo sự dẻo dai cho hông bạn. Chúng ta sẽ thêm động tác gập lưng nhẹ nhàng vào tư thế này để hài hòa với năng lượng luân xa tim

Làm thế nào để thực hiện tư thế chiến binh 1 với động tác gập lưng mở trái tim:

  • Vào thế đứng chiến binh 1 với đầu gối trước thẳng hàng với mắt cá chân của bạn. Bàn chân sau đặt thẳng xuống một góc 90 độ
  • Đưa tay về phía lưng dưới và từ từ dịch dần xuống chân sau.
  • Trong lúc đó, di chuyển hông về phía trước khi bạn nâng ngực lên
  • Bạn có thể nhìn lên để thêm một chút hoạt động cho luân xa họng

5. Tư thế chó ngửa mặt

Chó ngửa mặt tăng cường sức mạnh và làm săn chắc cánh tay bạn đồng thời giúp cột sống linh hoạt hơn. Đây là một động tác nhẹ nhàng, rất tốt để luyện tập nếu bạn phải làm việc với máy tính trong thời gian dài.

Hướng dẫn thực hiện tư thế chó ngửa mặt:

  • Bắt đầu bằng cách nằm úp mặt xuống thảm, đầu mũi chân chạm thảm
  • Đặt 2 tay dưới vai, khuỷu tay hướng lên trời
  • Ấn lòng bàn tay xuống để nâng đầu, cổ và vai bạn lên khỏi thảm. Rồi ấn các đầu mũi chân xuống thảm để nhấc cơ bốn đầu lên khỏi thảm
  • Giữ cho cổ bạn ở tư thế bình thường bằng cách nhìn thẳng

6. Tư thế tấm ván ngược

Tấm ván ngược tăng cường sức mạnh cho cánh tay, chân, lưng và cơ bụng đồng thời mở rộng trung tâm trái tim bạn hướng về phía bầu trời.

Hướng dẫn thực hiện tư thế tấm ván ngược:

  • Ngồi trên thảm với 2 chân duỗi thẳng
  • Đặt 2 tay cạnh hông, đầu ngón tay hướng về phía mũi chân
  • Hít vào, ấn 2 tay và 2 chân xuống, nhấc hông về phía trời
  • Bạn có thể nhìn ra đằng sau, mở rộng luân xa cổ họng, để tăng thêm độ khó

7. Tư thế cánh cung

Tư thế cánh cung tăng cường tính linh hoạt ở cột sống cũng như ở cơ gập hông của bạn.

Cách thực hiện tư thế cánh cung:

  • Nằm úp mặt, đầu ngón chân đặt trên thảm và lòng bàn tay bạn đặt ngang hông
  • Gập đầu gối để đưa chân bạn về phía mông
  • Nâng đầu, cổ và vai lên trong khi bạn đồng thời với lấy mắt cá, gót chân hoặc ngón chân của bạn
  • Hít vào để ép chân vào tay bạn, làm sâu hơn sự nở ra của lồng ngực
  • Khi đã sẵn sàng hãy từ từ thả lỏng bụng

Không thể đánh giá thấp sự phức tạp cũng như vai trò vô cùng thiết yếu của trung tâm năng lượng tưởng chừng đơn giản này trong việc thức tỉnh chúng ta về tình yêu vô điều kiện của tạo hóa.

Kiến thức cùng với ý định chữa lành trái tim của bạn sẽ mở ra một thế giới hoàn toàn mới của tình yêu thương, sự đồng điệu và lòng trắc ẩn.

***

Người dịch: Đinh Ngọc Yên Thu

Nguồn: https://blog.mindvalley.com/heart-chakra/

Bài viết được chia sẻ tại chualanhvn.com. Hãy ghi nguồn nếu bạn muốn chia sẻ. Xin cảm ơn bạn!

________________________

Fanpage: EHO – Cộng đồng Chữa lành Việt Nam

Tham gia group Tự chữa lành tại đây

Fanpage về Reiki: Cộng đồng Reiki Việt Nam

Tham gia group Thảo luận về Reiki tại đây

Đăng ký học Reiki từ Master Reiki Quốc Tế tại Trung tâm Reiki EHO (EHO Reiki Center)

Eros Healing Organization

Website chualanhvn.com là trang thông tin trực thuộc tổ chức EHO cung cấp thông tin về kiến thức, khoá học, sự kiện về các phương pháp chữa lành và chữa bệnh không dùng thuốc.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button