3 LỜI NÓI DỐI VĨ ĐẠI VỀ TIỀN NGĂN SỰ ĐỦ ĐẦY ĐẾN VỚI BẠN
Lướt mạng xã hội, bạn sẽ bắt gặp những bài đăng về tiền bạc lớn bạn có thể kiếm được. Những kỳ nghỉ bên bờ biển bạn có thể đang tận hưởng, một chiếc xe ô tô hạng sang bạn có thể đang lái, những đôi giày phiên bản giới hạn mà bạn có thể đang đi, hoặc thiết bị mới hiện đại nhất bạn có thể đang dùng. Ước gì là như vậy, phải không? Hãy đối diện với sự thật: ai trong chúng ta cũng mong muốn một cuộc sống đủ đầy sung túc chứ không phải cuộc sống chật vật hiện tại.
Nhưng điều chúng ta không nhận ra là chúng ta đã bị gán cho những điều tiêu cực, sự vật lộn này (thay vì tình yêu) với của cải vật chất. “Tiền là xấu xa tội lỗi”, “chỉ những người làm việc cật lực mới có thể giàu có”, “tiền thì khó kiếm, dễ mất”, và rất nhiều những thông điệp sai lầm khác.
Tiền bạc và những lời nói dối
Đây là 3 lời nói dối vĩ đại nhất bạn hay được nghe về sự đủ đầy tài chính:
- Nó được gán với những cảm xúc tiêu cực
- Nó phức tạp
- Nó là thứ xấu xa
Vậy làm thế nào để bạn vượt qua những niềm tin cố hữu này? Đó là trí thông minh cảm xúc (EQ) về tiền.
Theo Ken Honda, khi chúng ta có hiểu biết về EQ tiền bạc, chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn với tiền, ít căng thẳng hơn. Ken là tác giả viết rất nhiều những quyển sách thuộc hàng best seller, Tiền bạc hạnh phúc: Nghệ thuật của người Nhật để bình an với tiền bạc. Trong quyển sách này, ông giải thích cách thức để thay đổi tư duy về tiền, tăng EQ tiền, làm chủ quá trình chào đón sự đủ đầy tài chính.
Thay đổi tư duy của bạn, loại bỏ những niềm tin đến từ 3 lời nói dối trên. Với sự hướng dẫn của Ken, bạn sẽ chữa lành được mối quan hệ của mình với tiền bạc, và tìm thấy sự bình an (thay vì khó chịu bức bách) với sự giàu có.
Lời nói dối #1: Tiền bạc được gán với những cảm xúc tiêu cực
Trước tiên, EQ tiền tức là trí thông minh cảm xúc về tiền bạc. Đối với nhiều người, khi đưa ra những quyết định tài chính, cảm xúc đóng một vai trò quan trọng. Và những cảm xúc thường gắn liền với tài sản ngân hàng là sợ hãi, tội lỗi, xấu hổ, ghen tị. Chẳng thể đổ lỗi cho ai cả. Đó đơn giản chỉ là cách chúng ta được dạy dỗ về tiền.
Kể cả những người thông minh nhất thế giới vẫn đang đưa ra những quyết định sai lầm bằng cảm xúc và mất sạch tiền. Hãy quay lại với những bài đăng trên mạng xã hội. Bạn đã từng cảm thấy sợ hãi, tội lỗi, xấu hổ, ghen tị khi nhìn thấy những gì mọi người đang làm, đang mua, đang sống, những gì mà bạn cũng mong muốn có được. Đã bao nhiêu lần bạn tự nhủ:
- Tôi không có đủ tiền.
- Tôi tiêu quá nhiều tiền.
- Tôi mua đồ khi tôi buồn.
- Tôi cố đề không nghĩ đến vấn đề tài chính của mình.
- Tôi không tạo lập một quỹ chi tiêu hợp lý, quỹ khẩn cấp, hay kế hoạch nghỉ hưu.
Đó là lý do vì sao EQ về tiền lại rất quan trọng. Nó chính là điều phân biệt một số ít những người thật sự có mối quan hệ hạnh phúc và lành mạnh với tiền, và phần lớn những người không như vậy.
Tiền hạnh phúc và tiền bất hạnh
Bí mật nằm ở cách bạn nhìn nhận tiền bạc. Khi bạn làm điều tốt với tiền, bạn có tiền hạnh phúc. Khi bạn có những cảm xúc tiêu cực với tiền của bạn, bạn có tiền bất hạnh.
Ví dụ, tiền hạnh phúc là tiền bạn làm từ thiện, cho con tiền tiêu vặt, tiền mua cà phê hoặc món gì đó để chăm sóc bản thân. Tiền hạnh phúc mang đến cảm xúc vui vẻ, phấn khởi, tích cực khi bạn nhận tiền và khi tiêu tiền.
Trái lại, tiền bất hạnh làm bạn cảm thấy những cảm xúc tiêu cực khi bạn nhận nó vì bạn cảm thấy nó không xứng đáng với mình. Bạn cảm thấy có gánh nặng khi tiêu tiền và chi trả vào hóa đơn, thuế. Bạn nhận tiền bất hạnh với cảm giác thiếu thốn, muốn có nhiều hơn, và không muốn chi tiêu.
Thay đổi tư duy
Sự thật là tiền bạc trù phú, dồi dào và vui vẻ. Tuy nhiên cũng như nhiều điều trong cuộc sống, có những quy tắc xã hội vớ vẩn được in hằn vào chúng ta và tạo ra những niềm tin cản trở, sự tắc nghẽn. Đây là 3 điều ngăn cản dòng chảy tiền bạc của bạn:
- Tội lỗi: bạn cảm thấy tội lỗi khi làm ra tiền, nhận được tiền. Nếu bạn cảm thấy vậy, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc chấp nhận sự dồi dào về tài chính, và bạn ngăn cản dòng chảy tiền bạc của mình.
- Ngại ngùng: bạn thấy không thoải mái khi nhận tiện, tính phí hoặc đưa tiền. Ví dụ điển hình là khi bạn ngại đưa ra đề nghị tăng lương. Điều này làm mất cơ hội của bạn.
- Nhu cầu được nhìn nhận là một người tốt: bạn cảm thấy bạn sẽ là một kẻ xấu, tham lam khi bạn nói về tiền. Thế nên, để được nhìn nhận là người tốt, bạn không nói về nó. Điều này ngăn cản dòng chảy tiền bạc của bạn.
Ken gọi những rào cản này là “những vết thương về tiền”. Chúng ta muốn nhìn nhận tiền bạc là tích cực và hạnh phúc, và chúng ta có xu hướng né tránh hoặc nhìn nhận những vết thương này. Đây thực chất là một cuộc xung đột yêu-ghét nội tâm cần được giải quyết.
Bằng cách nào thay đổi?
EQ tiền giúp bạn bớt lo lắng về tiền, thay vào đó, tập trung vào cuộc sống. Thay vì lo lắng tìm cách kiếm được nhiều tiền hơn và các vấn đề tài chính, thay đổi góc nhìn vào việc làm cách nào để tận hưởng cuộc sống hơn và làm những người xung quanh hạnh phúc hơn.
Theo Ken, khi bạn sống và giúp đỡ mọi người, buông bỏ chữa lành những vết thương về tiền. Tiền bạc sẽ đến một cách tự nhiên.
Lời nói dối #2: Tiền bạc phức tạp
Chúng ta sống trong sự lo lắng thường trực về tiền – kiếm tiền, tiêu tiền, và kiếm thêm tiền, để tiêu nhiều hơn. Và chúng ta sống trong vòng lặp này đến khi nghỉ hưu. Tiết kiệm tiền cũng khó khăn. Kể cả khi làm theo lời khuyên rằng tiết kiệm tiền cho những lúc cần kíp. Thi thoảng lại có chuyện gì đó khiến ta không tiết kiệm được.
Điều này khiến tiền bạc trở nên phức tạp với nhiều người. Và nó cũng làm tình hình tài chính trở nên căng thẳng.
Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ báo cáo rằng tiền bạc là nguồn cơn gây căng thẳng số một trong cuộc sống, nhất là trong thời kỳ đại dịch. Tương tự, một cuộc khảo sát năm 2021 của Capital 1, 73% người Mỹ đánh giá tài chính là vấn đề gây căng thẳng số một trong cuộc sống. Và không có gì ngạc nhiên, những sự kiện trọng đại trong đời như mua nhà hay mua xe có thể mang đến rất nhiều sự căng thẳng.
Nhưng nếu bạn muốn vượt qua những thách thức về tài chính, bạn hãy tìm hiểu xem mình thuộc loại nào trong mối quan hệ với tiền.
Phân loại
Theo Ken, có 3 loại chính: kiểm soát, thờ ơ và sợ hãi. Khi bạn xác định rõ mình thuộc nhóm nào, bạn sẽ hiểu hành vi của mình và từ đó thay đổi mối quan hệ với tiền. Đầu tiên hãy hỏi bản thân: Nếu bạn được cho 20 triệu, bạn sẽ làm gì với nó?
Kiểm soát
Nếu bạn thuộc nhóm này, bạn chú trọng vào hành động và bạn muốn làm gì đó với số tiền này: tiêu, tiết kiệm, kiếm thêm tiền.
Người tiêu tiền gán cảm giác xứng đáng với việc tiêu tiền. Họ thường tiêu tiền ngay khi nhận được. Người tiết kiệm cố gắng tiết kiệm từng xu, để họ có cảm giác an tâm. Người kiếm ra tiền là người nghiện công việc. Họ thường có xu hướng dao động giữa nhóm kiếm tiền – tiêu tiền hoặc kiếm tiền – tiết kiệm tiền. Họ gán cảm giác an tâm với việc có nhiều tiền. Đối với họ, công việc và tiền bạc có trở thành một chứng nghiện.
Nhóm kiểm soát thích có cảm giác được nắm quyền và quyển soát môi trường bên ngoài và họ hy vọng rằng khi làm thế, họ có thể kiểm soát được tâm trạng cảm xúc của mình.
Thờ ơ
Nếu bạn thuộc nhóm này, bạn sẽ hành xử như thể cuộc sống chẳng liên quan gì đến việc có tài chính dư giả. 20 triệu à? Bạn sẽ cảm thấy biết ơn khi có nó. Nhưng nó cũng chẳng ảnh hưởng gì nhiều lên cuộc sống của bạn.
Những người được nuôi dạy trong những gia đình dư giả thường thờ ơ. Họ không có cảm giác lo lắng với tiền. Tuy nhiên, đây cũng có thể là nhóm tốt bụng và phục vụ người khác. Họ thường có xu hướng lựa chọn những nghề nghiệp dựa trên những gì họ có thể làm thay vì họ có thể kiếm được bao nhiêu tiền.
Theo Ken, nhóm thờ ơ là những người hạnh phúc nhất.
Sợ hãi
Nếu bạn tìm mọi cách để tránh nhận được số tiền 20 triệu. Bạn thuộc nhóm sợ hãi. Nhóm này thường nhìn nhận tiền là nguy hiểm vì những trải nghiệm tổn thương trong quá khứ. Họ có thể là một hippie, một người cá cược, người tiết kiệm rồi lại tiêu xài quá độ, người hay lo lắng.
Nhóm hippie chống đối chủ nghĩa tư bản thường có cảm giác tiêu cực mạnh mẽ liên quan đến của cải. Họ tin rằng tiền bạc làm con người tha hóa, nên họ có xu hướng tránh xa xã hội hiện đại. Người cá cược phá hủy tài sản của mình bằng những hành động không suy tính. Họ tìm thấy niềm vui trong thắng cược và thua cược. Người tiết kiệm rồi lại tiêu xài quá độ tiết kiệm rồi lại tiêu hết sạch. Nó mang đến cảm giác vui vẻ, rồi lại hối hận. Nó như con lắc giữa hai thái cực phấn khích và sợ hãi. Người hay lo lắng đơn giản là lo về mọi thứ. Họ có vấn đề với việc đặt lòng tin và họ không tin tưởng cuộc sống này.
Nhận diện bản thân thuộc nhóm nào giúp bạn thay đổi nhận thức về tiền. Và cũng giúp bạn thay đổi thái độ với những người thuộc các nhóm khác nhau.
Thay đổi tư duy
Sự đủ đầy về vật chất đến dễ dàng một khi bạn thay đổi cách nhìn nhận về nó. “Mối quan hệ của bạn với tiền bạc quyết định chất lượng cuộc sống của bạn.” Giống như một mối quan hệ với một người khác, nếu nó tốt đẹp, rất có thể bạn đang sống cuộc đời như mong muốn. Còn nếu không, có thể bạn đang cho phép người khác đối xử không tốt với bạn.
Việc thành thật với những cảm xúc của bạn đối với sự đủ đầy sung túc có thể gây đau đớn. Nhưng khi bạn hiểu mối quan hệ này và những niềm tin vô thức của bạn về nó. Bạn sẽ nhìn thấy vai trò của nó trong cuộc sống của mình.
Lời nói dối #3: Tiền bạc là thứ xấu xa
Sự giàu có mang đến nhiều nghi ngờ. Và nghi ngờ thì chỉ dẫn đến sợ hãi. Chúng ta sợ tiền. Tiền có thể là con quỷ trong ngôi nhà của bạn. Nên dù chúng ta yêu quý tiền, chúng ta muốn tránh xa nó vì ta sợ.
Sợ nên ta lo lắng, đây cũng là một những nguyên nhân chính gây ra căng thẳng về tài chính. Người ta lo lắng rằng mình sẽ không làm ra đủ tiền để có được cuộc sống họ mong muốn. Người ta lo lắng rằng thời gian và năng lượng bỏ vào một ý tưởng hay một dự án là không đáng. Người ta lo lắng về sự thịnh vượng của mình.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn có sự đủ đầy về tài chính và hạnh phúc hơn. Bạn cần phải có niềm tin vào dòng chảy của tiền và tự tin vào bản thân cũng như khả năng của mình.
Tin vào dòng chảy
Tự tin là chìa khóa để xua tan nỗi sợ hãi về sự giàu có. Tự tin để thử những điều mới. Tự tin để làm bất cứ thứ gì. Tự tin để chia sẻ kỹ năng và tài năng của bạn. Theo Ken, những người trở nên giàu có và thành công vì họ tự tin. Mọi thành công là kết quả của sự tự tin.
Khi bạn tự tin vào khả năng của mình. Bạn không để sự nghi ngờ chế ngự và bạn tin rằng sự thịnh vượng sẽ đến một cách tự nhiên.
Thay đổi tư duy
Sự thật là tiền thân thiện như một chú Pokemon. Như Pikachu và Ash, Ken nói rằng hãy làm bạn với sự giàu có. Hoặc bạn để tiền kiểm soát mình. Hoặc bạn kiểm soát tiền bạc hoặc bạn và tiền có một tình bạn cân bằng. Nói cách khác, bạn có thể là người chủ, nô lệ, hoặc một người bạn. Tình huống lý tưởng là bạn trở thành người bạn. Khi bạn có một mối quan hệ lành mạnh, bạn chăm lo cho nhau, bạn thấy biết ơn vì có nhau, bạn làm việc cùng nhau để có được hạnh phúc.
Ken gợi ý làm một bài tập tến là Nói chuyện với tiền:
- Lấy ví của bạn ra.
- Nói chuyện với tiền hoặc thẻ tín dụng.
- Hỏi nó “bạn khỏe không? bạn đang cảm thấy thế nào?”
- Rồi dừng lại và nghe tiền nói gì với bạn.
- Để cho cảm xúc của mình bộc lộ. Nếu bạn cảm thấy muốn xin lỗi vì đã sử dụng không đúng, thờ ơ, hãy nói xin lỗi.
- Cảm nhận những cảm xúc trồi lên khi bạn nói chuyện với tiền của mình.
Như khi đến một buổi tư vấn, bài tập này cho phép bạn giải phóng những cảm xúc tiêu cực bạn có về tiền, và tha thứ cho bản thân. Bạn có một khởi đầu mới và kết nối với tiền như với một người bạn, thay vì là kẻ thù.
Gia tăng sự đủ đầy của bạn
Khi nghĩ đến từ “giàu có”, trong đầu bạn hiện lên những gì?
Bạn có thể nghĩ rằng nó gắn với một sự giáo dục tốt, công việc lương cao, địa vị, và những thứ sở hữu. Phần lớn mọi người có ý niệm sai lầm về giàu có vì họ nhìn nó dưới góc nhìn của vật chất. Theo Ken, con người mong muốn sự thịnh vượng vì 3 lý do: cảm thấy an tâm, cảm thấy quyền lực, cảm thấy được công nhận.
Nhưng họ không hỏi bản thân rằng, bao nhiêu của cải vật chất thì giúp họ cảm thấy an tâm, quyền lực, và được công nhận?
Sự giàu có là khác nhau đối với mỗi người. 20 tỷ có thể là số tiền rất lớn đối với một người, nhưng đối với người khác đó lại là bình thường. Mọi người thường nghĩ rằng đau khổ của mình đến từ việc không có đủ tiền. Nếu họ nhận được nhiều hơn, họ sẽ có ít vấn đề hơn. Nhưng không phải thế.
Lý do mọi người không có nhiều tiền hơn là vì những gì họ cảm thấy về cuộc sống và về bản thân mình. Bạn là ai quyết định việc bạn có những gì và giữ được những gì.
Kết luận
Khi nói đến hạnh phúc, sự giàu có không nên chỉ dừng lại ở khía cạnh vật chất và những thứ bạn sở hữu. Nó còn nếu là mối quan hệ cảm xúc bạn có với sự giàu có. Ken miêu tả sự giàu có thực sự là:
- Yêu con người thật của bạn
- Tận hưởng nơi bạn đang ở
- Tận hưởng những gì bạn đang có.
***
Người dịch: Thành viên EHO
Nguồn: https://blog.mindvalley.com/3-big-lies-about-money-that-affect-your-abundance/
Bài viết được chia sẻ tại chualanhvn.com. Hãy ghi nguồn nếu bạn muốn chia sẻ. Xin cảm ơn bạn!
________________________
Fanpage: EHO – Cộng đồng Chữa lành Việt Nam
Tham gia group Tự chữa lành tại đây
Fanpage về Reiki: Cộng đồng Reiki Việt Nam
Tham gia group Thảo luận về Reiki tại đây
Đăng ký học Reiki từ Master Reiki Quốc Tế tại Trung tâm Reiki EHO (EHO Reiki Center)