Các bài viết khác

5 NIỀM TIN TIÊU CỰC KINH ĐIỂN NGĂN DÒNG TIỀN CHẢY ĐẾN VỚI BẠN

Niềm tin của bạn về tiền là gì? Dù niềm tin của bạn là gì. Nó là sự thật, không quan trọng đúng sai. Và nó đúng với mọi phương diện cuộc đời bạn, bao gồm chính bản thân bạn. Nói cách khác, thực tại của bạn được tạo nên từ những gì bạn tin. Vậy thì nếu thực tế tài chính của bạn dường như là sự vật lộn triền miên. Dù cho bạn cố gắng kiếm tiền đến thế nào. Có thể bạn đang có những niềm tin tiêu cực giới hạn ngăn cách bạn với chính tài lộc của mình.

Chúng ta tạo nên niềm tin và niềm tin tạo nên chúng ta. – Marisa Peer

Niềm tin tiêu cực là gì?

Các nhà triết học đương đại định nghĩa niềm tin là “những thái độ khơi gợi.”

Đây là thái độ chúng ta có mỗi khi chúng ta coi một điều gì đó là sự thật. Ta tin vào điều gì đó không liên quan đến sự phản ánh tích cực về điều đó.

Chúng đóng vai trò như những bộ lọc cài đặt trước mà chúng ta sử dụng. Ta nhận thức thế giới và các nguyên tắc để điều hướng cuộc sống của mình.

Từ quan điểm tiến hóa, não bộ của chúng ta phát triển niềm tin. Chúng như những khuôn mẫu tinh thần giúp ta hiểu và định hình một thế giới phức tạp. Khi niềm tin được hình thành. Bộ não mong mọi thứ xung quanh sẽ hoạt động theo những khuôn mẫu này.

Các nhà tâm lý học và các nhà khoa học thần kinh giải thích rằng. Hầu hết những niềm tin chúng ta đều bị bóp méo hoặc bị hạn chế về bản chất. Do chúng không liên quan đến quá trình lý luận cao hơn. Chúng được hình thành bởi những phần thấp hơn. Nguyên thủy của não và trở thành nhận thức mặc định của tiềm thức không cho ta hiểu biết đầy đủ về thực tế.

Và để phát triển, chúng ta phải hiểu rõ hơn về niềm tin của bản thân, cách chúng được hình thành nhằm xác định những niềm tin giới hạn và biến đổi chúng.

Tìm về nguồn gốc niềm tin tiêu cực của bạn

Hầu hết niềm tin của chúng ta đều được hình thành từ thơ ấu, trước năm 13 tuổi. Chính xác hơn, chúng ta thừa hưởng chúng từ gia đình.

Nó giải thích cách mà niềm tin này có được từ rất sớm. Niềm tin đã định hình toàn bộ cuộc đời chúng ta. Bởi trước tiên chúng ta hình thành nên một niềm tin. Sau đó ta tìm kiếm bằng chứng ủng hộ nó.

Marisa Peer giải thích rằng tất cả những niềm tin giới hạn về tiền bạc. Đều là do chúng ta thu được.

Bà nói: “Chúng ta được sinh ta với niềm tin rằng mọi thứ đều có sẵn cho mình. Và sự trù phú là quyền bẩm sinh của chúng ta. Rồi chúng ta bắt đầu nghe từ cha mẹ những câu như “Em không đủ khả năng chi trả”, “Anh không có tiền cho thứ đó”, “Chúng ta không phải loại người như vậy”.

Và đó là cách mà niềm tin sơ khởi rằng chúng ta có thể có mọi thứ trong sự dư dả biến mất một cách tinh vi. Và được thay thế bằng những niềm tin giới hạn.

Sau khi đã làm việc với hàng nghìn người. Bà xác định được những niềm tin tiêu cực kinh điển về tiền bạc như sau:

1. Theo đuổi tiền bạc là xấu và chỉ có người xấu mới làm thế

Niềm tin giới hạn này cũng kinh điển như chiến tranh giai cấp vậy. Nếu bạn sinh ra trong một gia đình thu nhập thấp. Câu nói tiền là thứ xấu xa có thể chính là câu chú của gia đình bạn.

Trên thực tế, hầu hết chúng ta đều được dạy rằng tiền là nguồn gốc của mọi điều xấu. Đó là một trong những niềm tin tập thể về tiền bạc. Thế nhưng, tất cả chúng ta đều thích có nhiều tiền nhất có thể. Và ta dành cả đời để theo đuổi nó.

Nhiều người trong chúng ta giả định rằng để trở nên giàu có. Bạn phải lợi dụng những người khác. Do đó coi thường người giàu. Và khao khát trở nên giàu có chính là xung đột nội tâm lớn nhất.

Jon Butcher, một doanh nhân kiêm nhà sáng lập Lifebook tin rằng. Niềm tin tiêu cực này là kết quả của sự thiếu giáo dục về tiền bạc theo bất cứ cách nào.

Ông nói: “Chúng ta học rất nhiều môn học khác nhau ngoại trừ về tiền. Chúng ta dành cả phần đời còn lại cố gắng kiếm tiền. Vấn đề tiền bạc nghiêm trọng của chúng ta trở thành nguyên nhân sâu xa của các cuộc ly hôn và phạm pháp trong xã hội. Và sự thật là khi nói đến tiền, chúng ta được mong đợi là phải tự mình xoay sở. Điều này quả thực rất khó thực hiện.”

2. Người giàu là những kẻ phá sản về mặt tinh thần

Thách thức đối với niềm tin này đó là không chỉ tiền bạc có liên quan đến sự gian trá. Theo đuổi nó cũng được coi là việc xấu xa.

Người ta thường bảo rằng người nghèo là những người tinh thần phong phú hơn. Và bạn nên tiếp tục nghèo khó để giúp đỡ mọi người. Và những người giàu được gắn mác như những kẻ bị phá sản về tinh thần.

Sự thật, yêu và theo đuổi tiền bạc chính là tình yêu dành cho nhân loại và sự phát triển của con người. Sự thịnh vượng có thể xóa bỏ khổ đau của loài người. Và nếu bạn có tiền, bạn có thể hỗ trợ mọi người nhiều hơn bằng cách trao đi và chia sẻ nhiều thứ.

Có nhiều ví dụ về những người giàu sử dụng tiền để đóng góp vào sự tốt đẹp hơn của nhân loại. Trên hết, họ đơn giản là không khoe khoang về việc đó. 

3. Tôi phải làm việc vất vả để kiếm tiền

Niềm tin giới hạn đã sản sinh ra một xã hội hiện đại của những con người hối hả làm việc lâu và cần mẫn hơn để thành công trong cuộc sống.

Nhưng dù hamster có làm quay bánh xe nhanh đến đâu nó vẫn ở trong lồng. Đây là một trong những cái bẫy lớn nhất của niềm tin giới hạn.

Đây là những mô hình tâm trí dựa trên những niềm tin tiêu cực. Nó khiến con người tuân theo các quy tắc xã hội. Đây là cách xã hội dạy bạn không nhận ra bất kỳ sự khác biệt nào giữa sự thật tuyệt đối và tương đối.

Vinshen giải thích rằng niềm tin giới hạn đã trở thành khuôn khổ. Nó thiết lập mục tiêu sai lầm sẽ không bao giờ mang lại cho bạn hạnh phúc đích thực.

Niềm tin tiêu cực này không thể không đúng sự thật.

Các nghiên cứu của Stanford chỉ ra rằng làm việc nhiều giờ hơn là vô nghĩa. Giáo sư Kinh tế học John Pencavel phát hiện ra. Năng suất lao động trong một giờ giảm mạnh khi một người làm việc hơn 50 tiếng một tuần. Hơn nữa, nó sẽ giảm thậm chí sâu hơn sau 55 giờ.

Ông nói: “Sau 55 tiếng, năng suất giảm xuống nhiều đến mức việc bỏ thêm bất cứ một giờ nào sẽ trở nên vô nghĩa. Những người làm việc tới 70 giờ một tuần chỉ nhận được lượng công việc tương đương những người làm việc trong 55 tiếng.”

Trong thế giới ngày nay, giá trị của bạn được đo lường dựa trên tầm nhìn. Và số lượng ý tưởng nguyên bản cũng như việc bạn ra quyết định.

Do đó, để thành công thay vì hối hả, bạn cần xuôi theo dòng chảy.

Dòng chảy là gì?

Dòng chảy được định nghĩa là trạng thái tối ưu của ý thức nơi chúng ta cảm thấy năng suất nhất và làm việc hết sức mình.

Chuyên gia hàng đầu thế giới về hiệu suất đạt đỉnh là Steven Kotler giải thích rằng, khi đang trong nhịp độ công việc, não bạn sản xuất năm chất hóa học thần kinh mạnh mẽ nhất: norepinephrine, dopamine, serotonin, anandamide và endorphin.

Tất cả đều có rất nhiều chức năng khác nhau trong não bộ và cơ thể và chúng có tác động khổng lồ tới hiệu suất ở mức độ thể chất. Chúng ảnh hưởng đến động lực, học tập và sự sáng tạo.

Đây là cái mà Steven gọi là tam giác hiệu suất cao.

Tất cả các chất này đều là chất kích thích tạo khoái cảm. Chúng là năm phần thưởng mạnh mẽ nhất. Dường như dòng chảy là thời điểm duy nhất chúng ta có thể có được cả 5 chất hóa học này cùng một lúc. Vậy nên chúng trở thành nguồn động lực nội tại, có nghĩa là khi hoạt động bắt đầu tạo ra dòng chảy, nó sẽ tăng năng suất lên 500%.

4. Làm việc vì tiền khiến bạn phát ốm

Niềm tin tiêu cực này thường đi đôi với niềm tin trước đó.

Mặc dù nó có thể đúng với 1 số người đã đổ bệnh vì làm việc quá sức, nó không nhất thiết phải đúng với bạn. Đây là niềm tin giới hạn được hình thành từ tấm bé.

Marisa Peer giải thích rằng khi bạn thấy cha mẹ mình lúc nào cũng lo lắng và căng thẳng về tiền hay phải làm việc vất vả để kiếm tiền đến mức họ đổ bệnh, bạn tạo lập nên niềm tin rằng làm việc vì tiền sẽ khiến bạn phát ốm.

Một niềm tin giới hạn về tiền tương tự đó là tiền chỉ mang đến rắc rối và thất vọng. Bạn muốn hiểu rằng tiền là năng lượng, và cách bạn cảm nhận về tiền sẽ biểu hiện chính nó.

Sự thật là chúng ta đều sử dụng những niềm tin giới hạn để biện minh cho việc chúng ta hành động hay không hành động.

Nhiều khi, chúng ta cố tình hay vô tình bỏ qua sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân nhưng cuối cùng lại đổ lỗi cho niềm tin hay những điều kiện ngoại cảnh.

5. Không có đủ cho tất cả mọi người

Nếu bạn lấy trù phú từ trù phú, sự trù phú sẽ vẫn còn đó. – Bhagavad Gita

Niềm tin giới hạn này đến từ tâm lý thiếu thốn. Chúng ta được dạy từ môi trường xung quanh rằng tiền không có đủ cho tất cả mọi người và chúng ta sống trong một Vũ trụ thiếu thốn.

Giảng viên tài chính hàng đầu Nhật Bản là Ken Honda gọi nó là Thành phố Thiếu thốn.

Ông nói: “Chúng ta đang sống trong một nơi có tên là Thành phố Thiếu thốn, và sống sự thiếu thốn có nghĩa là khi bạn có tiền, bạn không muốn chi tiêu hay chia sẻ vì nó không đủ với bạn.”

Tâm lý thiếu thốn khiến con người bám dính vào công việc và tước đoạt những niềm vui giản đơn như đi nghỉ hay mua những thứ họ muốn khỏi chính mình .

Cần phải có một sự biến chuyển về tâm lý để từ đó thay đổi thái độ về tiền và cuộc sống của bạn.

Nếu nhìn ra xung quanh, bạn sẽ thấy sự trù phú hiện diện ở mọi nơi. Bạn có thể thấy thiên nhiên vô tận của Vũ trụ mọi nơi xung quanh bạn – trong sự mênh mông của đại dương, hằng hà sa số những hạt cát, và sự tốt tươi màu mỡ của những cánh rừng hay rừng nhiệt đới.

Nhà sáng lập của Life Visioning Process là Michael Beckwith giải thích rằng sự trù phú tuôn chảy vào cuộc sống của bạn trong rất nhiều hình thức khác nhau, nhưng nó có tác động tích cực tới tài chính của bạn.

Nhưng chỉ có sự trù phú trong tư duy và cảm xúc mới mang lại sự thịnh vượng hòa hợp. Đây là một trong những nguyên lý cơ bản của Vũ trụ.

Cải tiến niềm tin tiêu cực của bạn

Bạn có một trong những niềm tin về tiền như trên không? Nếu có, bạn sẽ muốn thay thế chúng bằng những niềm tin trao quyền năng mạnh mẽ khác.

Ngày nay khoa học đã chứng minh rằng niềm tin không phải là xác suất, và bạn có thể thay đổi chúng nếu chúng không phục vụ bạn cũng như thực tại của bạn. Bạn muốn thay thế chúng với niềm tin rằng bạn là một với Vũ trụ trù phú và tất cả những gì bạn cần đều được đáp ứng.

Hơn thế, sự trù phú và trí thông minh không chỉ ở quanh bạn mà còn vận hành thông qua bạn.

Câu hỏi đặt ra là, bạn có thể nhìn thấy và nhận ra nó ở xung quanh cũng như hiện diện bên trong bạn không?

Bài viết và dịch thuộc quyền sở hữu của Cộng Đồng Reiki Việt Nam. Vui lòng không repost (tự ý copy không ghi nguồn).

Bạn có thể share trực tiếp nếu bạn muốn lan tỏa. Xin cảm ơn bạn!

________________________________________________________

Tự hào là đơn vị đầu tiên phổ cập kiến thức chuẩn quốc tế về Việt Nam tới tất cả cộng đồng những người thực hành và quan tâm tới Reiki <3

Tham gia group Thảo luận về Reiki tại đây: https://www.facebook.com/groups/783522672447896/

Eros Healing Organization

Website chualanhvn.com là trang thông tin trực thuộc tổ chức EHO cung cấp thông tin về kiến thức, khoá học, sự kiện về các phương pháp chữa lành và chữa bệnh không dùng thuốc.

Related Articles

Back to top button