5 NGUYÊN TẮC REIKI VÀ CÁCH ÁP DỤNG
Reiki được sáng lập bởi Mikao Usui. Ông rất ngưỡng mộ các tác phẩm văn học của Thiên hoàng Minh Trị. Trong quá trình phát triển hệ thống Reiki, ông đã đưa vào một vài tác phẩm văn học của hoàng đế. Sau đó, ông tóm tắt chúng lại thành các nguyên tắc đạo đức. Ngày nay những nguyên tắc đạo đức này được gọi là 5 Nguyên tắc Reiki trong giáo lý Phật giáo. Tất cả những nguyên tắc này đều không ủng hộ sự thiếu tiết chế, hành vi tình dục sai trái, giết người, trộm cắp và nói dối. Một số giáo viên của Reiki đã tuân thủ tất cả những lời dạy / nguyên tắc này trong khi giảng dạy. Và đó là những điều thực hành thường xuyên.
Dưới đây là 5 nguyên tắc Reiki cần tuân thủ. Nguyên tắc Reiki liên quan đến một vài trải nghiệm của con người. Đây là những thứ thường gợi lên những phản ứng tiêu cực nào đó ở bên trong họ. Do đó, tuân theo những nguyên tắc này sẽ giúp họ cân bằng lại cuộc sống.
Nguyên tắc Reiki số 1: Không tức giận
Khi những kế hoạch của chúng ta không diễn ra một cách hoàn hảo, chúng ta có xu hướng đánh mất chính mình. Phản ứng này được gọi là sự tức giận. Giận dữ gần như là thứ cảm xúc phá hoại nhất của con người. Trạng thái đó cũng giống với trạng thái mất trí. Cảm nhận lúc đó hoàn toàn dựa trên những tình huống được phóng đại lên. Đây là cách thể hiện sự thất bại. Hoặc là cách chúng ta bảo vệ hệ thống niềm tin của mình.
Điều này được dẫn dắt bởi một một cảm giác sâu sắc, ẩn sâu bên trong tất cả mọi thứ xung quanh chúng ta, từ con người cho đến sự kiện, nó có thể định hình chúng ta. Sự tức giận được dẫn dắt bởi sự thất vọng. Do đó, chúng ta đã từ bỏ sức mạnh của chính mình để trở thành nạn nhân của chính tính khí nóng nảy này.
Truyền thống ở Trung Quốc và Nhật Bản chỉ ra rằng sự tức giận thường đến vào mùa Xuân. Đó là một cảm xúc theo mùa. Do đó, chúng ta phải tìm ra lý do khiến chúng ta thấy không hạnh phúc. Khi một người xóa bỏ được cơn giận dữ, thì mọi người xung quanh sẽ trở thành bạn với người đó.
Nguyên tắc Reiki số 2: Không lo lắng
Lo lắng có thể là một cảm xúc hữu ích. Nhưng chỉ khi nó giúp ta nhận diện được vấn đề. Chỉ khi một người nhận phải ra rằng cần phải lên một kế hoạch để giải quyết vấn đề đó. Sự nuôi dưỡng cũng như sự đồng cảm đi theo sự lo lắng là nguyên nhân cho điều này. Chúng là những điểm tốt trong tính cách, nhưng lo lắng nhiều quá cũng có thể gây hại.
Lo lắng sẽ dẫn đến việc bị kích động, những vấn đề sức khỏe tâm thần, lo lắng, trầm cảm và hoang mang. Tất cả những điều này dẫn đến cảm giác cô đơn sâu sắc. Nó ảnh hưởng hệ thống hô hấp. Nó gây nguy hiểm và phát tác bệnh hen suyễn.
Nó gây ra đau nhức cơ thể, phát ban và huyết áp bất thường. Dẫn đến táo bón, phân lỏng, đầy hơi và đau bụng. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Và gây nên các bệnh mãn tính.
Nguyên tắc Reiki số 3: Thực hành lòng biết ơn và khiêm tốn
Sự biết ơn có nghĩa là lòng “Cảm ơn” dành cho những người đã cung cấp cho bạn bất cứ điều gì. Đó là một sự công nhận hướng bạn đến với lòng biết ơn. Nó có thể là những phước lành nhỏ nhất mà bạn đang nhận được mỗi ngày. Nó cũng có thể là những món quà bạn nhận.
Những món quà như thính giác, thị giác, thức ăn, gia đình của bạn, hoặc thậm chí là các mối quan hệ. Có vô số lý do để biết ơn trong cuộc sống này. Hạnh phúc cũng là một cách thể hiện lòng biết ơn. Hạnh phúc không thể được đong đếm chỉ bằng những khoảnh khắc nhỏ nhặt trong cuộc đời của một con người. Nó là một sự thực hành, cân bằng, nhịp nhàng và kỷ luật.
Nguyên tắc Reiki số 4: Hãy trung thực với mọi người; và cả với chính bản thân bạn
Hãy sống thật với chính mình dù bất cứ chuyện gì xảy ra. Bạn không thể lừa dối chính bản thân mình. Trung thực theo nghĩa đen lại chính là cách tốt nhất. Bạn cần phải biết rõ người đang đứng trước gương là ai. Thành thật với bản thân có thể dẫn bạn đến với những mối quan hệ tốt đẹp hơn.
Bạn phải sống với con người này. Tại sao không chọn sống và chết một cách lương thiện? Tại sao bạn lại làm tổn thương chính mình? Đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm và sự trung thực luôn đi cùng với nhau. Do đó, đừng lừa dối chính mình, bạn chỉ làm tổn thương chính mình mà thôi.
Nguyên tắc Reiki số 5: Hãy từ bi và tử tế
Thông cảm và đồng cảm cũng đi đôi với nhau. Chúng là nền tảng của lòng trắc ẩn. Nó cũng được xem là tình yêu. Nó liên quan đến chủ nghĩa nhân văn, kết nối xã hội, sự khiêm tốn và thậm chí cả triết học. Sự tử tế hoặc từ bi của một người đối với người khác khó có thể đo lường được. Thậm chí là cả trong sự đam mê.
Lòng trắc ẩn còn cao hơn cả sự đồng cảm. Nó mong muốn xoa dịu sự tổn thương của người khác. Lòng vị tha là một phần của lòng trắc ẩn. Có một Quy tắc Vàng thể hiện lòng trắc ẩn phổ biến trên toàn thế giới: Hãy đối xử với người khác như cách bạn muốn người khác đối xử với mình.
Năm Nguyên tắc Reiki này là những quy tắc cốt lõi để tồn tại cuộc sống.
Nguồn: https://consciousreminder.com/…/5-principles-of-reiki…
***
Người dịch: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
Bài viết và dịch thuộc quyền sở hữu của Cộng Đồng Reiki Việt Nam. Vui lòng không repost (tự ý copy không ghi nguồn).
Bạn có thể share trực tiếp nếu bạn muốn lan tỏa. Xin cảm ơn bạn!
________________________
Tự hào là đơn vị đầu tiên phổ cập kiến thức chuẩn quốc tế về Việt Nam tới tất cả cộng đồng những người thực hành và quan tâm tới Reiki
Tham gia group Thảo luận về Reiki tại đây: https://www.facebook.com/groups/783522672447896/
Fanpage: https://www.facebook.com/ReikiVietNamOfficial
Đăng ký học Reiki tại đây.